21 thg 8, 2015

Một số lưu ý khi chấm công bằng vân tay

Máy chấm công vân tay là thiết bị sử dụng công nghệ sinh trắc học nhận diện vân tay. Trong quá trình sử dụng chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh xảy ra lỗi khi chấm công hay tránh việc sử dụng không đúng làm hư hỏng đến bộ phận mắt đọc quang học của máy chấm công.

Một số lỗi khi chấm công không thành công và có thông báo " xin vui lòng thử lại"
    - Nhân viên có thể chưa đăng ký dấu vân tay trên máy chấm công
    - Vân tay của nhân viên quá mờ (do tiếp xúc bụi bẩn, hóa chất...) khiến mắt đọc không thể quét rõ để đối chiếu với vân tay trước đó.
    - Đặt sai vị trí vân tay khi chấm công làm thiết bị chỉ quét được 1 phần nhỏ của vân tay.

Để khắc phục các trường hợp trên có một số cách xử lý sau
- Khi thông báo là "xin vui lòng thử lại" thì phải kiểm tra xem nhân viên đó đã lấy dấu vân tay chưa và có dùng đúng ngón tay đã lấy dấu vân tay trước đó để chấm công vân tay hay không, nếu đã có dấu vân tay thì có khả năng vân tay mờ thiết bị không thể đọc được -> người quản lý có thể lấy lại vân tay khác cho nhân viên.
- Đối với những nhân viên làm việc trong môi trường tiếp xúc hóa chất, bụi bẩn (công việc giặt là, nhuộm, xây dựng tại công trường...) rất dễ bị mờ và mất dấu vân tay, bị bong da -> trong trường hợp này thì hầu như không thể khắc phục được, bạn chỉ có thể chọn vân tay còn rõ nét nhất để lấy lại vân tay. Cách tốt nhất khi mua máy chấm công bạn nên chọn loại máy có cả chức năng chấm công bằng thẻ từ. Nhân viên nào mất dấu vân tay có thể cho chấm công bằng thẻ.
- Khi đăng ký vân tay cho nhân viên thì người quản lý cũng cần hướng dẫn luôn cho nhân viên cách chấm công đúng cách, đặt vị trí vân tay sao cho vân tay tiếp xúc được nhiều nhất với mắt đọc quang học. Như vậy sẽ tránh tình trạng sau này chấm công không thành công do đặt sai vị trí vân tay.
Đặt ngón tay thẳng và tiếp xúc tốt nhất với mắt đọc vân tay


Hình ảnh dưới đây là những trường hợp đặt dấu vân tay không đúng