30 thg 8, 2015

Cuộc so tài giữa Lampard và Gerrard tại giải MLS

Cuối tuần này những khán giả của MLS sẽ được chứng kiến cuộc so tài giữa Frank Lampard và Steven Gerrard. Mặc dù đã không còn ở thời kì đỉnh cao phong độ song cuộc đối đầu này luôn mang lại những cảm xúc khó tả trong lòng người hâm mộ.



Có thể nói Lampard và Gerrard là 2 tiền vệ người Anh để lại ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Premier League, tính đến thời điểm này. Cả 2 lão tướng đều chọn đất Mỹ là chặng cuối cùng cho sự nghiệp quần đùi áo số. Trước đó, Sau khi chia tay Chelsea, Lampard gia nhập CLB New York City vào hè năm 2014, sau đó anh được CLB này cho Man City mượn, thể hiện xuất sắc trong màu áo Man City. Còn Steven Gerrard gia nhập LA Galaxy trong hè này. Và đã có những màn biểu diễn ấn tượng trong màu áo mới.
Cuối tuần này, LA Galaxy sẽ tiếp đón đối thủ New York City FC trên sân nhà StubHub Center, California.
LA Galaxy đã nhanh chóng nắm bắt sự kiện để tung ra poster quảng cáo đậm chất Anh theo kiểu cổ điển, nói về cuộc so găng giữa 2 tay đấm quyền Anh. Khán giả tại Mỹ hy vọng được chứng kiến cuộc đối đầu nảy lửa ở tuyến tiền vệ giữa hai ngôi sao xứ sương mù, Frank Lampard (37 tuổi) và Steven Gerrard (35 tuổi).
Tuy vậy, Lampard đang có vấn đề về cơ và thể lực nên khả năng ra sân vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu có thể góp mặt, đây sẽ là lần đối đầu thứ 34 giữa hai tiền vệ lừng danh. Trong 33 lần chạm trán trước đó, Lampard (Chelsea) nắm giữ 15 trận thắng, Gerrard (Liverpool) có 11 trận thắng và hòa 7 trận.

29 thg 8, 2015

Giải pháp kiểm soát ra vào bể bơi

Theo cách quản lý ra vào bể bơi truyền thống thì bạn sẽ cần phải mua vé ngày hoặc vé tháng vào bể bơi và cần ít nhất 1 nhân viên soát vé, nhưng với giải pháp kiểm soát ra vào bể bơi thì công việc quản lý ra vào bể bơi sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.
>> Hệ thống kiểm soát ra vào

Vậy ý tưởng cho việc kiểm soát ra vào bể bơi là như thế nào?
Trước hết nói về thiết bị
Bạn sẽ có một đầu đọc thẻ hoặc vân tay (thường thì dùng thẻ) đặt ngay ở cửa ra vào bể bơi, có một bộ máy cuốn thẻ như cây rút tiền ATM chẳng hạn, khi thẻ hết số lần bơi nó sẽ tự động nuốt thẻ vào trong, ngược lại nếu còn số lần bơi trong thẻ thì nó sẽ nhả lại thẻ cho khách hàng
Hoạt động
Rất đơn giản, bạn chỉ cần lắp đặt một hệ thống kiểm soát cửa ra vào tại những cửa của bể bơi, khách hàng đến bơi sẽ được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm khách hàng vip: thường xuyên đến bơi
+ Nhóm khách hàng theo ngày
Đối với khách hàng VIP sẽ được đăng ký một dấu vân tay trên hệ thống, hoặc mua thẻ vào theo số lần đi bơi cụ thể (thẻ này là thẻ từ dùng cho đầu đọc thẻ từ), thẻ theo tháng sẽ có số lần quẹt nhất định, nếu quẹt hết số lần rồi thì sẽ phải tiếp tục mua thêm số lượt vào bơi. Khách hàng sẽ rất vui vẻ mua thẻ vì sao bạn biết không?
Theo cách mua vé thủ công bằng giấy thì sẽ phải cố định một tháng, bạn không đi thì vẫn mất tiền khi đã mua vé, ngược lại, nếu mua thẻ từ theo tháng thì tính theo số lần bạn vào, ngày nào đó bạn bận không đi bơi được thì lần bơi đó bạn vẫn có thể dời đến thời gian khác, như vậy sẽ tiết kiệm hơn và khách hàng vui vẻ chấp nhận giải pháp kiểm soát ra vào bể bơi như này.
Hệ thống
Đối với khách hàng thông thường, đi bơi theo vé ngày thì khi vào sẽ được cấp 1 thẻ, thẻ này chỉ có thể được dùng 1 lần, khi khách hàng nhóm này đút thẻ vào thì cửa sẽ mở và thẻ cũng được hệ thống giữ lại luôn (không trả lại thẻ như nhóm khách vip trên).
Hệ thống đọc thẻ sẽ được kết nối với phần mềm trên máy tính để kiểm soát thẻ của khách VIP còn bao nhiêu lần bơi, đã đi được những lần nào vào thời gian cụ thể như thế nào.

28 thg 8, 2015

Hệ thống kiểm soát ra vào ( Access control )

Hệ thống kiểm soát ra vào đang được sử dụng rộng rãi nhằm đảm bảo anh ninh cho khu vực. Vậy một hệ thống kiểm soát ra vào gồm những thiết bị gì và lắp đặt có phức tạp không?
Ưu điểm của hệ thống kiểm soát ra vào
- Đảm bảo an ninh an toàn cho khu vực nào đó
- Có thể phân quyền cho từng nhân viên được vào từng khu vực cụ thể.
- Vì là tự động nên sẽ tiết kiệm tối đa nhân viên bảo vệ, nhân viên quản lý và nhân viên phòng nhân sự, chấm công tính lương.
- Đảm bảo tính minh bạch công bằng
Hệ thống kiểm soát ra vào gồm có:
- Đầu đọc: đầu đọc vân tay hoặc thẻ dùng cho việc xác nhận người nào đó có quyền ra vào khu vực đó hay không
- Khóa điện tử: khóa nam châm hoặc khóa thả chốt, khóa này sẽ được lắp ở cửa ra vào cần kiểm soát và kết nối trực tiếp đến đầu đọc để chờ chỉ thị từ đầu đọc gửi đến.
- Phần mềm cài đặt trên máy tính để tổng kết thời gian ra vào của mỗi người. Phần mềm này thường được kết hợp với phần mềm chấm công để tiện vừa theo dõi giám sát việc ra vào vừa thực hiện chấm công cho nhân viên để dễ dàng trong công tác tính lương.
Mô hình kết nối giữa thiết bị kiểm soát cửa và các thiết bị access control khác

Hệ thống kiểm soát ra vào hoạt động như thế nào
- Tiến hàng đăng ký vân tay hoặc thẻ cho nhân viên trên đầu đọc
- Khi một nhân viên đó muốn vào khu vực có lắp đặt hệ thống kiểm soát cửa thì phải xác nhận trên đầu đọc. Nếu xác nhận thành công (tức nhân viên đó đã đăng ký vân tay/thẻ để vào khu vực đó) thì đầu đọc (ví dụ trong hình là F18) sẽ gửi tín hiệu đến khóa cửa (Lock/Siren) yêu cầu khóa mở chốt (nếu khóa chốt) hoặc khóa bỏ hút nam châm điện (nếu là khóa nam châm). Lúc này nhân viên đó có thể mở cửa vào bình thường.
Ngược lại nếu một nhân viên, hoặc người lạ không có quyền vào khu vực đó (tức chưa được đăng ký vân tay hoặc thẻ trên đầu đọc) thì khi xác nhận sẽ được không báo không thành công, khóa sẽ không được mở.
- Ngoài ra hệ thống còn được kết nối với các hệ thống báo động (Alarm) hệ thống cảm biến cửa (Door Sensor) để có chuông cảnh báo có đối tượng lạ xâm cố tình xâm nhập...
- Đầu đọc (F18) được kết nối với máy tính thông qua đường truyền mạng LAN (cả máy tính và đầu đọc vân tay hoặc thẻ đều được kết nối vào hệ thống mạng thông qua Switch). Phục vụ cho việc tổng kết thời gian ra vào của nhân viên tiện cho việc theo dõi quá trình ra vào hay chấm công nhân viên. Như trên mô hình là máy chấm công ronald jack F18. Có chức năng đầu đọc chính. Còn ngoài cùng bên phải là đầu đọc phụ Ronald Jack FR1200. Đầu đọc chính sẽ được lắp đặt bên trong, đầu đọc phụ được lắp đặt bên ngoài. Trên đầu đọc phụ không có chức năng đăng ký vân tay hay thẻ mà đầu đọc phụ sẽ lấy dữ liệu vân tay và thẻ trên đầu đọc chính để đối chiếu với người đang xác thực.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản về hệ thống kiểm soát ra vào (Access Control). Việc lắp đặt các thiết bị kiểm soát ra vào này tại cơ quan văn phòng, bãi xe, nhà kho...là hết sức cần thiết. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin để đưa ra những lựa chọn giải pháp hợp lý nhất

Thương vụ David de Gea, Mendes còn phải đau đầu

Tờ AS của Tây Ban Nha cho biết, lý siêu cò Jorge Mendes bay tới Manchester không chỉ để hoàn tất thương vụ Nicolas Otamendi từ Valencia sang Man City mà còn để kết thúc vụ chuyển nhượng David De Gea.

Real Madrid vẫn đang nỗ lực chiêu mộ David De Gea trong 12 ngày còn lại của kỳ chuyển nhượng mùa Hè. Hôm thứ Hai, Jorge Mendes đã đặt chân tới thành phố Manchester để hoàn tất các thỏa thuận về thương vụ Otamendi tới phía Man City, nhưng đó vẫn chưa phải là toàn bộ mục đích chuyến đi của "siêu cò" người Bồ Đào Nha.

Theo AS, ngay sau khi vụ chuyển nhượng của hậu vệ người Argentina kết thúc tốt đẹp, Jorge Mendes sẽ tiếp tục ở lại Manchester để giải quyết dứt điểm thương vụ David De Gea. Hiện tại phía M.U vẫn kiên quyết không để thủ môn người Tây Ban Nha ra đi, bất chấp việc anh chỉ còn 1 năm hợp đồng và đã từ chối gia hạn.

Trong tuần này, M.U liên tục phải nhận "trái đắng" trên thị trường chuyển nhượng. Trung vệ Sergio Ramos gia hạn hợp đồng với Real Madrid, trong khi Pedro ngoảnh mặt quay lưng với "nửa đỏ thành Manchester" để gia nhập Chelsea.

Nếu đội bóng tiếp tục để De Gea về với Santiago de Bernabeu với giá thấp hơn nhiều so với mức giá 40 triệu euro mà Quỷ Đỏ yêu cầu, người hâm mộ hẳn sẽ không hài lòng.

Trong một diễn biến khác, hôm nay truyền thông Anh cũng đưa tin hàng loạt về việc M.U bất ngờ chuyển hướng sang mục tiêu Sadio Mane của Southampton sau khi để Chelsea nẫng tay trên Pedro. Quỷ Đỏ đã ra giá 15 triệu Bảng cho chân sút người Senegal.

27 thg 8, 2015

Công nghệ Mã số Mã vạch & những thông tin cần biết

Mã số mã vạch được ứng dụng mạnh mẽ trong việc kiểm soát sản phẩm hàng hóa, thiết bị trong siêu thị, trong kho hàng. Dưới đây là những thông tin cần biết về công nghệ mã số mã vạch và những ứng dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày.

Lịch sử hình thành và phát triển
Để thuận lợi và nâng cao hiệu quả trong bán và quản lý sản phẩm, nhà sản xuất thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch.
Ra đời từ những năm thập niên 70 của thế kỷ 20. Sự mở rộng không ngừng của kinh doanh thương mại cũng kéo theo công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu phát triển hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng cho các doanh nghiệp quản lý về sản phẩm của mình.
Năm 1973 tổ chức mã số mã vạch đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).
Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. . .).
Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.
I. Mã số Mã vạch là gì ?

Mã số: là một dãy những chữ số để chỉ định thông tin về sản phẩm: sản phẩm thuộc nhóm nào? xuất xứ từ nước nào và do công ty nào sản xuất. Mã số trên toàn thế giới được quy định chung về cấu trúc (giống như mã số điện trên quốc tế vậy) và mỗi loại hàng hóa có mã số duy nhất. 
Mã vạch: Sử dụng các vạch để lưu trữ và truyền tải thông tin. Mã vạch bao gồm các vạch trắng và đen được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số). sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy vạch có thể đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.
Mã số mã vạch được đọc thông qua một đầu đọc mã vạch. Đầu đọc này sẽ quét mã vạch sau đó phân tích cách mã hóa mã vạch để chuyển thành mã số, đầu đọc mã vạch được kết nối với máy tính để đưa ra kết quả quét mã số mã vạch trên máy tính.
 II. Có bao nhiêu loại Mã vạch ?
Mã vạch có nhiều loại khác nhau, mỗi quốc gia lại phổ biến một kiểu mã vạch khác nhau, song phổ biến trên thị trường có các loại mã vạch:UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2of 5, Codabar và Code 128… Ngoài ra, trong một số loại mã vạch người ta còn phát triển làm nhiều Version khác nhau cái đó tôi sẽ không liệt kê ở đây vì nó khá là nhiều.
UPC (Universal Product Code): được ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thực phẩm đã phát triển hệ thống này nhắm gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Người ta sử dụng UPC như “Giấy phép bằng số” cho các sản phẩm riêng lẻ.
UPC gồm có 2 thành phần: Phần mã vạch mà máy có thể đọc được và phần số mà con người có thể đọc được. số của UPC gốm 12 ký số, không bao gốm ký tự. đó là mã số dung để nhận diện mỗi sản phẩm tiêu dùng riêng biệt. UPC được phát triển thành nhiều Version UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi là phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiêp.
Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.
EAN (European Article Number)
EAN là bước phát triển kế tiếp của UPC. Về cách mã hóa nó cũng giống hệt như UPC nhưng về dung lượng nó gồm 13 ký số trong đó 2 hoặc 3 ký số đầu tiên là ký số “Mốc”, dùng để biểu thị cho nước xuất xứ. Các ký số này chính là “mã quốc gia” của sản phẩm được cấp bởi Tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)
EAN còn có một biến thể khác của nó là JAN (Japaneses Artical Numbering) thực chất là EAN của người Nhật với mã quốc gia là 49.
Vì EAN phát triển với mã quốc gia nên nó được sử dụng trên những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn sử dụng được mã vạch EAN trên sản phẩm của mình, phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam, gọi tắt là EAN Việt Nam, để được cấp mã số doanh nghiệp.
Code 39
UPC và EAN dù là 2 loại mã vạch có tính chất chuyên nghiệp và quốc tế nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, không mã hóa được chữ.
Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thông tin hơn bên trong nó. Do thính linh hoạt như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chứ hoa, các ký tự số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc biệt khác.
Nhiều tổ chức đã chọn một dạng thức Code 39 để làm chuẩn công nghiệp của mình trong đó đáng chú ý là Bộ Quốc Phòng Mỹ đã lấy Code 39 làm bộ mã gọi là LOGMARS
INTERLEAVED 2 OF 5
Interleaved 2 of 5 là một loại mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved  2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng không gian không lớn lắm.
Các loại Mã Vạch thông dụng khác:
           Codabar                      Code 93                       Code 128-A                       HIBC
Các loại Mã vạch 2D
       -    Người dùng mã vạch ngày càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhắm vào ba ứng dụng chính :
Sử dụng trên các món hàng nhỏ : Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các loại mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ  đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.
Nội dung thông tin :  Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF-Portable Data File). Do đó khi sử dụng loại mã vạch 2D, có thể không cần đến Cơ Sở Dữ Liệu bên trong máy vi tính.
Quét tầm xa : Khi sử dụng các ký hiệu 2D, máy in không đòi hỏi in ở dộ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vidf trong ký hiệu 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn. Điều này dẫn đến việc cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khoảng cách xa lên đến 15m.
-Các ký hiệu mã vạch 2D có thể được chia làm 2 loại :
+Loại xếp chồng (Stacked Codes) : như code 16K, Code 49, PDF-417
+Loại mã ma trận (Matrix Codes) : như Data Matrix, Maxicode, Softstrip, Vericode….

III. Các đặc tính ưu việt của công nghệ mã số vạch
Hiệu suất : Công nghệ mã số mã vạch ra đời giảm thiểu số lượng nhân công khổng lồ trong công tác kiểm kê hàng hóa. Mọi thứ đều tự động tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.
Chính xác: với cấu trúc được quy định cụ thể đối với từng nhóm hàng hóa, từng đơn vị sản xuất, từng quốc gia cụ thể thì mã vạch là đặc điểm nhận dạng cho từng thương hiệu trên thế giới, cùng với đó là sử dụng máy tính để quản lý thay cho việc ghi chép thủ công nên việc nhầm lẫn sai sót được hạn chế tới mức tối đa.
Thông tin nhanh: Thu thập và cung cấp thông tin cực nhanh cho người quản lý đối soát và quản lý tài sản của họ. Nếu việc này mà làm thủ công thiết nghĩ với một công ty có tầm 1000 sản phẩm thì cũng mất rất nhiều nhân viên và thời gian để kiểm kê hết số sản phẩm đó.
Thoã mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, Công nghệ mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của doanh nghiệp vì:
+ Do có những tính ưu việt trên, Mã số mã vạch EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên.
+ Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại...
Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.
+ Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Mã số mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho; quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh...
 IV. Mã số Mã vạch của hàng hóa
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho hàng người ta thường in trên hàng hóa một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hóa. Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần: mã số của hàng hóa và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Mã số của hàng hóa là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hóa là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau.
Mã số của hàng hóa có các tính chất sau:
-Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa, mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với 1 loại hàng hóa.
-Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hóa, không liên quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hóa, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hóa.
Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hóa sau:
-Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.
-Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lí do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)
Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: Từ trái sang phải
+Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+Số cuối cùng là số kiểm tra
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này.
Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp là thành viên của mình.
Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Từ năm 1995 đến tháng 03/1998, EAN_VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 03/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 05 con số.
Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:
+Ba số đầu là mã quốc gia giống như EAN-13
+Bốn số sau là mã mặt hàng
+Số cuối cùng là số kiểm tra
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13(ví dụ: thỏi son, chiếc bút bi).
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, doanh nghiệp cần phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp mã doanh nghiệp GS1.
Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm của mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006.
Để được sử dụng và duy trì sử dụng mã số doanh nghiệp GS1, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì hàng năm.
Hai loại phí này do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002.
 V. Ứng dụng Mã vạch trong bán hàng

Công nghệ mã số mã vạch được áp dụng trong hầu hết các mảng của đời sống mà liên quan đến hàng hóa, từ những cửa hàng nhỏ đến những siêu thị lớn, từ những công ty nhỏ đến những tập đoàn khổng lồ muốn quản lý sản phẩm của họ. Mã số mã vạch có ý nghĩa to lớn trong việc bạn muốn gia nhập các thị trường lớn, xuất khẩu sản phẩm đa quốc gia...sử dụng một máy in mã vạch, cộng với một đầu đọc mã vạch và cuối cùng là một phần mềm quản lý bán hàng thì mọi công việc quản lý kiểm kê tài sản hàng hóa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Dán mã vạch lên sản phẩm giúp phân loại sản phẩm: về hãng sản xuất, quốc gia sản xuất, thời gian nhập hàng đó về.
Một lợi ích cũng không hề nhỏ của công nghệ mã số mã vạch đó là quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Chỉ cần một nhãn dán nhỏ có mã số mã vạch và thông tin công ty như: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại...bạn đã có cách tiếp cận với hàng vạn người trong và ngoài nước. ví dụ nhìn mã số mã vạch hình dưới công với thương hiệu THTrueveg là bạn đã biết nó thuộc công ty nào rồi.
Ví dụ: công ty của bạn kinh doanh về máy chấm công, bạn sẽ in mã vạch và một số thông tin của công ty mình lên trên đó (có nhiều phần mềm thiết kế và in mã vạch - phần mềm Barcode Tender được dùng khá nhiều) sau đó dán lên từng sản phẩm máy chấm công để phân phối đi các đại lý, các khách hàng lẻ. Những đợt kiểm kho hàng hóa, bạn sẽ dùng đầu đọc mã vạch quét từng mã số trên sản phẩm sau đó dùng phần mềm quản lý bán hàng thống kê lại được mặt hàng đó Máy in mã số mã vạch có một số loại chính in truyền nhiệtin laser, in nhiệt trực tiếp và thậm chí là in kim. Công nghệ máy in mã vạch cũng quyết định đến chất lượng in như về độ bền, in 3D...
Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn còn quản lý hàng hóa một cách thủ công tốn kém thì bạn nên cân nhấc ngay việc áp dụng công nghệ mã số mã vạch vào quản lý sản phẩm để giảm thiểu chi phí nhân sự trong khâu quản lý hàng hóa và để kiểm kê được nhanh và chính xác hơn. Phân phối sản phẩm đi nơi khác dễ dàng hơn.

26 thg 8, 2015

Phần mềm chấm công ViClock - giải pháp chấm công hoàn hảo cho doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều phần mềm chấm công khác nhau. Nhưng nhiều phần mềm được xây dựng còn sơ sài và chưa thực sự đáp ứng tốt cho nhu cầu chấm công và tính toán để tiện hơn cho việc tính lương. Song phần mềm chấm công ViClock đang tỏ rõ được những ưu điểm quan trọng nhất mà phần mềm chấm công cần có

ViClock được xây dựng trên nền tảng Dotnet - là bộ công cụ do Microsoft xây dựng và phát triển cho các lập trình viên. Vì vậy phần mềm chấm công ViClock cài đặt dễ dàng và ổn định trên window - nền tảng hệ điều hành pc chiếm phần lớn ở trên thế giới cũng như Việt Nam.
Ưu điểm của ViClock
- Tải dữ liệu từ máy chấm công rất nhanh (đây dường như là yếu điểm của nhiều phần mềm chấm công khác khi khá nhiều phần mềm tải dữ liệu rất chậm có thể dẫn đến hiện tượng treo máy tính).
- Khả năng đồng bộ thời gian trên máy chấm công và máy tính giúp cho thời gian chấm công được chính xác hơn.
- Cài đặt khung giờ chấm công cũng như các ca chấm công cho từng nhân viên một: nhiều công ty, văn phòng nhân viên có rất nhiều ca làm việc khác nhau, việc cài đặt ca cho từng nhân viên cũng khá khó khăn. Để giải quyết vấn đề này thì phần mềm được xây dựng để nhận ca thông minh là vô cùng cần thiết.
- Kiểm soát tình trạng chỉnh sửa log chấm công: nếu phần mềm được sử dụng bởi nhiều người quản lý khác nhau thì tình trạng chỉnh sửa thời gian chấm công giúp nhau là điều khó tránh, nhưng người quản lý cấp cao nhất của phần mềm vẫn theo dõi được chấm công của người nào đã được sửa đổi và do user nào sửa đổi, sửa đổi vì lý do gì...
- Các báo cáo được xuất ra file excel hoặc in trực tiếp. Biểu mẫu báo cáo đầy đủ, tổng kết chấm công theo từng khoảng thời gian cho từng nhân viên hoặc chấm công của toàn bộ nhân viên.
- Phần mềm chấm công ViClock được xây dựng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
- Cuối cùng là khả năng backup và khôi phục dữ liệu là vô cùng quan trọng đối với tất cả các phần mềm nhân sự, kế toán...nói chung và phần mềm ViClock nói riêng. ViClock sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL rất dễ dàng và nhanh chóng trong việc backup cũng như khôi phục dữ liệu đảm bảo tránh thất thoát dữ liệu cho người dùng.
- Phần mềm ViClock đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

25 thg 8, 2015

Cách cấu hình Camera IP

Camera quan sát IP được dùng khá nhiều, nó cho chất lượng hình ảnh tốt hơn camera analog. Bạn hoàn toàn có thể Cấu hình Camera IP để xem qua mạng internet mà không cần thông qua đầu ghi hình. Điều này camera analog không thể làm được.

Hướng dẫn cách cấu hình Camera IP

Mô hình cấu hình bao gồm

- Modem internet của nhà cung cấp ADSL có địa chỉ IP là: 192.168.1.1 (gọi là modem A)
- Một modem wifi có kết nối với mạng Internet thông qua modem trên (yêu cầu modem wifi này phải có ít nhất 1 cổng LAN) đặt địa chỉ cho modem này là: 192.168.0.1 (gọi là modem B)
Nếu mặc định kết nối modem wifi vơi modem ADSL chính thì nó sẽ tự cấp 1 dải địa chỉ IP khác với dải mà modem ADSL chính đang cấp để tránh xung đột địa chỉ IP. Vì vậy, để xem được camera ngoài mạng internet thì bạn cần đặt IP modem wifi cấp ra cùng dải với modem ADSL.
Rất đơn giản: bạn đătn nhập vào quản trị của modem wifi và đặt địa chỉ cho nó là 192.168.1.2 sau đó tắt DHCP đi để tránh xung đột IP với modem A.
Kiểm tra xem các thiết bị sử dụng wifi của modem B có truy cập được internet không nha. Và xem nó có cùng dải mạng 192.168.1.X do modem A cấp không. Nếu mọi thứ theo đúng những gì đã làm thì tiếng hành cấu hình camera IP theo các bước sau:

1. Kết nối các thiết bị với camera

2. Cài đặt phần mềm tìm địa chỉ camera

3. Login vào camera

4. Cấu hình cho camera nhận wifi

5. Cấu hình xem camera ngoài mạng

6. Các cài đặt khác

BẮT ĐẦU CÀI ĐẶT

1. Kết nối các thiết bị với camera

- Gắn angten vào camera như trong hình

- Cấp nguồn cho camera

- Dùng cáp mạng cắm 1 đầu vào Camera và 1 đầu modem wifi

                        

2. Cài đặt phần mềm tìm địa chỉ camera

- Bỏ CD vào đầu đĩa CD, cài đặt phần mềm tên IPCamSetup.exe hoặc tải phần mềm Tại đây

 
- Sau khi cài đặt xong, một icon xuất hiện trên màn hình máy tính của bạn.


- Kết nối máy tính với mạng Internet ở nơi bạn.

- IP Camera Tool sẽ tự động tìm kiếm IP của camera trong mạng. Tất cả camera được tìm thấy và hiện như hình dưới:
                            


- Ta nhấp chọn IP của camera, click chuột phải chọn Network Configuration và ta đặt IP cho camera theo ý mình. Giả sử, tôi đặt địa chỉ camera như sau: 
Điền đầy đủ thông tin nhấn OK 
                                    
3. Login vào camera

- Ta dùng trình duyệt IE, Firefox, Google Chorme,...Ở đây, tôi dùng trình duyệt Chrom

- Nhập địa chỉ ip: 192.168.1.59 vào trình duyệt Firefox. Hiện ra bảng nhập user và pass (nhập user: admin; pass 123456)



- Sau khi nhập xong user và pass, hiện bảng như sau:



- Click vào Mode 2 to view để vào phần chính của Camera ta sẽ thấy hình ảnh của camera:



 4. Cấu hình cho camera nhận wifi:

- Ta vào Network - Chọn Wireless Settings - Chọn Scan - Chọn tên wifi của mình - Nhập Share key (pass) của wifi - Chọn Submit như hình:

 Cau hinh wifi cho camera ip

- Trên màn hình sẽ hiện ra thông báo chờ 30 giây, đến giây 25 ta rút dây mạng giữa camera và modem ra. Xong ta mở IP Camera Tool sẽ thấy địa chỉ camera hiện ra. Lúc đó, ta đã kết nối camera với wifi thành công. Vào địa chỉ để xem hình ảnh camera.

5. Cấu hình camera xem ngoài mạng

- Ta vào cần mở Port cho Camera IP từ modem chính và tắt firewall (nếu có). Vào địa chỉ 192.168.1.1 (ở đây modem của tôi hiệu Bluecom):

 - Sau đó ta vào trình duyệt quản lý của Camera chọn Network - Chọn DDNS Settings - Lấy tên miền tích hợp sẵn trong camera test như sau: 005cgzy.nwsvr1.com sẽ hiện ra bảng đăng nhập là thành công.
 

  Lưu ý: Một số modem chúng ta không test được tên miền trong nội mạng được, ta phải mang tên miền ra ngoài test mới ok

24 thg 8, 2015

Giải pháp chấm công cho doanh nghiệp da giày may mặc

Lĩnh vực da giày, may mặc là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, nước ta có nhiều mặt hàng da dầy may mặc xuất khẩu được đánh giá rất cao nhờ yếu tố chất lượng và khả năng gia công thủ công rất tốt. Vì vậy, lượng nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực này rất đông đảo. Giải pháp chấm công cho doanh nghiệp da giày may mặc vì thế cũng cần được chú trọng hơn.
Trước hết nhân viên trong ngành da giày may mặc chiếm phần lớn là lao động phổ thông, làm việc trực tiếp với các sản phẩm vì vậy việc lựa chọn máy chấm công vân tay là không hợp lý do công nhân rất dễ bị mất dấu vân tay. Cộng với số lượng công nhân đông đảo, máy chấm công vân tay sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu chấm công trong những giờ cao điểm nhân viên đi làm hoặc nhân viên ra về.
Để đáp ứng được số lượng nhân viên lớn như vậy thì chỉ có thể sử dụng máy chấm công thẻ từ, với ưu điểm dùng thẻ chấm công cực nhanh, thẻ chấm công cũng dùng làm thẻ nhân viên để ra vào xưởng. Thao tác đăng ký thẻ cho nhân viên cũng rất dễ dàng cho người quản lý. Có thể đăng ký nhiều thẻ nhân viên cùng một lúc. Đặc biệt, máy chấm công sử dụng thẻ hoạt động ổn định và bền bỉ hơn hẳn các loại máy chấm công khác.
Các doanh nghiệp da giầy may mặc thường có nhiều chi nhánh, để đảm bảo việc chấm công xuyên suốt mọi chi nhánh thì áp dụng Giải pháp chấm công từng điểm và tập trung dữ liệu ở văn phòng chính là tối ưu nhất.

21 thg 8, 2015

Một số lưu ý khi chấm công bằng vân tay

Máy chấm công vân tay là thiết bị sử dụng công nghệ sinh trắc học nhận diện vân tay. Trong quá trình sử dụng chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh xảy ra lỗi khi chấm công hay tránh việc sử dụng không đúng làm hư hỏng đến bộ phận mắt đọc quang học của máy chấm công.

Một số lỗi khi chấm công không thành công và có thông báo " xin vui lòng thử lại"
    - Nhân viên có thể chưa đăng ký dấu vân tay trên máy chấm công
    - Vân tay của nhân viên quá mờ (do tiếp xúc bụi bẩn, hóa chất...) khiến mắt đọc không thể quét rõ để đối chiếu với vân tay trước đó.
    - Đặt sai vị trí vân tay khi chấm công làm thiết bị chỉ quét được 1 phần nhỏ của vân tay.

Để khắc phục các trường hợp trên có một số cách xử lý sau
- Khi thông báo là "xin vui lòng thử lại" thì phải kiểm tra xem nhân viên đó đã lấy dấu vân tay chưa và có dùng đúng ngón tay đã lấy dấu vân tay trước đó để chấm công vân tay hay không, nếu đã có dấu vân tay thì có khả năng vân tay mờ thiết bị không thể đọc được -> người quản lý có thể lấy lại vân tay khác cho nhân viên.
- Đối với những nhân viên làm việc trong môi trường tiếp xúc hóa chất, bụi bẩn (công việc giặt là, nhuộm, xây dựng tại công trường...) rất dễ bị mờ và mất dấu vân tay, bị bong da -> trong trường hợp này thì hầu như không thể khắc phục được, bạn chỉ có thể chọn vân tay còn rõ nét nhất để lấy lại vân tay. Cách tốt nhất khi mua máy chấm công bạn nên chọn loại máy có cả chức năng chấm công bằng thẻ từ. Nhân viên nào mất dấu vân tay có thể cho chấm công bằng thẻ.
- Khi đăng ký vân tay cho nhân viên thì người quản lý cũng cần hướng dẫn luôn cho nhân viên cách chấm công đúng cách, đặt vị trí vân tay sao cho vân tay tiếp xúc được nhiều nhất với mắt đọc quang học. Như vậy sẽ tránh tình trạng sau này chấm công không thành công do đặt sai vị trí vân tay.
Đặt ngón tay thẳng và tiếp xúc tốt nhất với mắt đọc vân tay


Hình ảnh dưới đây là những trường hợp đặt dấu vân tay không đúng




5 thg 8, 2015

Top 6 ứng cử viên giải Cầu thủ hay nhất EPL 2015-16

Ngoài cuộc đua vô địch, Premier League 2015-16 còn rất đáng xem ở cuộc chiến giữa các ngôi sao. Ai trong số 6 ứng cử viên dưới đây sẽ tỏa sáng và giành giải cầu thủ xuất sắc nhất mùa của PFA?


Eden Hazard (Chelsea)
Hazard chính là người đã giành giải PFA mùa trước sau khi giúp Chelsea đăng quang Premier League một cách đầy thuyết phục. Mùa giải tới, ngôi sao người Bỉ vẫn sẽ là 1 ứng cử viên sáng giá bởi anh đang ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp.
Hơn nữa, ở thời điểm này, Hazard là số ít cầu thủ có khả năng tạo đột biến trong mọi trận đấu ở Premier League. Phẩm chất ngôi sao ấy chính là tố chất đưa Hazard trở thành mũi công phá số 1 trong đội hình của HLV Mourinho. Nếu Chelsea bảo vệ thành công ngai vàng Premier League, danh hiệu PFA có lẽ khó thuộc về cầu thủ nào khác ngoại trừ Hazard.
Alexis Sanchez (Arsenal)

Ngay ở mùa giải đầu tiên chinh chiến ở Premier League, Alexis Sanchez đã gây ấn tượng mạnh khi ghi tới 16 bàn thắng và có tới 8 đường kiến tạo thành bàn. Tuy vậy, ngôi sao người Chile lại thất bại trong cuộc đua giải PFA với Eden Hazard. Lý do chính là Arsenal không thể giành chức vô địch.
So với các ứng cử viên cạnh tranh giải PFA, Aguero có ưu thế lớn nhất là được chơi ở vị trí trung phong. Ở vị trí này, chân sút người Argentina có cơ hội giành giải Vua phá lưới cao hơn. Cần nhớ rằng trong lịch sử, các giải PFA đa phần được trao cho các cầu thủ giành danh hiệu chiếc giày vàng mà mới nhất là trường hợp của Van Persie (2011-12) và Luis Suarez (2013-14).
Tài năng của Sterling là không thể phủ nhận. Anh đã chứng minh tài năng của mình dù Liverpool có Suarez hay không. Cũng bởi vậy mà tài năng trẻ gốc Jamaica đã trở thành bản hợp đồng lớn nhất lịch sử sân Etihad.
Ở phiên chợ Hè năm nay, Man Utd tiếp tục bạo chi khi có tới 5 bản hợp đồng mới. Trong đó, đáng chú ý nhất là Memphis Depay. Để có được chữ kí của tài năng trẻ người Hà Lan, Quỷ đỏ đã phải chi tới 27 triệu euro. Nhiều chuyên gia bóng đá Anh cho rằng đây là “món hời” của Man Utd bởi Depay có đầy đủ các phẩm chất để trở thành tài năng lớn.
Trong 2 mùa Hè gần nhất, Liverpool đều thu về số tiền lớn nhờ bán đi các ngôi sao lớn trên hàng công (sau Suarez là Sterling). Mùa Hè năm sau, không loại trừ khả năng The Kop sẽ lại “lãi ròng” với trường hợp của Philippe Coutinho.

Câu chuyện ở mùa giải tới có thể sẽ khác nếu Pháo thủ trở lại ngai vàng nước Anh. Như nhận định của Thierry Henry, nếu viễn cảnh trên xảy ra, danh hiệu PFA khó lòng thoát khỏi tay Sanchez, ngôi sao có khả năng tạo đột biến cao nhất trên hàng công của HLV Wenger.
Khả năng bùng nổ của Sanchez ở mùa giải tới là khá lớn bởi đây là mẫu cầu thủ thiên về tốc độ và thể lực, rất phù hợp với Premier League. Cũng bởi nền tảng thể lực cực tốt, Sanchez vừa đưa ĐT Chile tới chức vô địch Copa America lần đầu tiên.
Sergio Aguero (Man City)

Ngoài bản năng săn bàn, Aguero còn là mẫu cầu thủ có khả năng tạo đột biến cao nhất ở Man City. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất của Kun là thường xuyên dính chấn thương. Nếu khắc phục được điều này, chân sút người Argentina hoàn toàn có thể mơ tới việc lần đầu tiên được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất mùa ở Premier League.
Raheem Sterling (Man City)

Dù mới cập bến Etihad nhưng Sterling đã hòa nhập rất nhanh. Anh đã ghi được 3 bàn thắng trong tour du đấu Hè vừa qua cùng Man City, trong đó có cú đúp vào lưới ĐT Việt Nam tại sân Mỹ Đình.
Gần như chắc chắn Sterling sẽ chiếm suất đá chính trong đội hình chính của Man City mùa tới. Câu hỏi đặt ra là tài năng trẻ này sẽ được HLV Pellegrini sử dụng ở vị trí nào để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Memphis Depay (Man Utd)

Mặc dù thi đấu ở vị trí chạy cánh nhưng Depay đã ghi tới 28 bàn thắng ở mùa giải trước cùng Ajax, trong đó có 22 bàn thắng giúp anh giành danh hiệu Vua phá lưới giải VĐQG Hà Lan. Ngoài tốc độ và kĩ thuật khéo léo, Depay còn gây ấn tượng mạnh với khả năng sút phạt. Không ít người đã so sánh tài năng trẻ này với Cristiano Ronaldo.
Philippe Coutinho (Liverpool)

Kể từ khi cập bến Anfield từ Inter Milan với mức giá 8,5 triệu bảng, Coutinho ngày càng gây ấn tượng mạnh. Mùa trước, tiền vệ người Brazil thậm chí còn lọt top 6 đề cử cho giải PFA. Mùa này, cựu sao Inter đã mất cặp bài trùng Sterling. Nhưng bù lại, anh được sánh cánh bên người đồng đội ở tuyển Brazil, Roberto Firmino. Cộng với các nhân tố mới như Christian Benteke, Coutinho hoàn toàn có thể tỏa sáng để trở thành ứng cử viên sáng giá cho giải PFA.