Khó cạnh tranh, ít cơ hội thành công là nhận định chung
của các nhà bán lẻ, khi Bkav có kế hoạch bán Bphone trực tuyến với mức
giá trên 10 triệu đồng tại Việt Nam.
Còn 3 ngày nữa, Bphone mới chính thức trình làng trong một sự kiện ở Hà Nội.Cho đến bây giờ từ thiết kế cho đến thông số kỹ thuật của Bphone vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên trước đó, đại
diện công ty này cho biết, Bphone có thể chỉ được bán trực tuyến có vẻ Bkav đang thực hiện chính sách bán hàng giống như những gì Xiaomi đã làm và đã thành công. Trước
thông tin này, một số nhà bán lẻ tỏ ra nghi ngờ khả năng thành công của
sản phẩm.
"Đối chiếu với dải sản phẩm mà các hãng lớn sẽ tung ra thị trường từ nay đến cuối năm, khó có cơ hội nào cho smartphone của Bkav", ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc hệ thống Mai Nguyên nhận định.
Cùng quan điểm với ông Nguyên, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Giám đốc ngành hàng di động của Thế Giới Di Động cũng cho rằng, Bkav khó có thể là một "Xiaomi của Việt Nam". Bởi lẽ, Xiaomi hay nhiều hãng điện thoại khác thành công khi bán hàng online tại Trung Quốc là nhờ kinh doanh những sản phẩm giá rẻ hoặc tầm trung. Trong khi đó, Bkav lại muốn định vị Bphone ở nhóm cao cấp - phân khúc kén người mua và doanh thu không cao ở Việt Nam.
"Xiaomi, Huawei từng liên hệ với các kênh bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, nhưng họ cũng không thể làm được điều tương tự tại Trung Quốc. Ngay cả với hệ thống Thế Giới Di Động, chúng tôi cũng bán hàng online nhưng doanh số từ kênh này rất ít ỏi nếu so với lượng máy bán ra từ hệ thống cửa hàng", ông Hiểu Em chia sẻ.
Theo
thống kê thị trường Việt Nam đầu 2012 đến cuối 2014 từ GfK, tỷ trọng
doanh số nhóm điện thoại giá trên 10 triệu chỉ chiếm 3,5%. Cùng "gặm
nhấm" con số ít ỏi này là hàng loạt các model cao cấp đến từ Apple,
Samsung, LG, Sony, HTC... Chen chân vào mảnh đất dữ và chọn cách thức
bán hàng qua mạng kén người mua, Bphone được xem là đã tự chọn "cửa khó"
cho mình khi tiếp cận người dùng Việt.
Làm Bphone không phải để kiếm tiền?
Với những gì đã và đang thể hiện, Bkav cho thấy một sự tự tin cao đối với sản phẩm của mình. Dưới góc nhìn của các nhà bán lẻ tại Việt Nam, Bphone có thể là sản phẩm không nhằm mục đích kiếm doanh thu.
Theo ông Nguyễn Anh Văn, chủ hệ thống Cellphone S, BKAV không chọn cách bán hàng truyền thống cũng là một lựa chọn khôn ngoan. Với hình thức bán online, họ có thể chủ động được nguồn hàng. Trong khi đó, nếu chọn cách phân phối đến các đại lý, Bkav sẽ phải dự trù tình huống tồn kho với số lượng lớn nếu người dùng không mặn mà với Bphone. Nhiều khả năng Bphone sẽ chỉ được bán ra với số lượng rất ít.
"Có thể Bphone chỉ là một sản phẩm để làm thương hiệu. Giá bán dự kiến 13 triệu đồng chỉ mang ý nghĩa tạo hình ảnh hơn là doanh số. Tôi cho rằng Bkav về sau sẽ tung thêm nhiều mẫu thấp hơn với giá hợp lý hơn. Lúc đó, có thể họ sẽ chọn cách bán online song song với bán ở cửa hàng để kiếm lợi nhuận", ông Văn nhận định.
Dự đoán về khả năng thành công của Bphone, đại diện các nhà bán lẻ trên đều khá dè dặt và cho rằng, Bkav cần có một cách tiếp cận khác biệt, trẻ trung hơn mà chưa hãng nào từng làm ở Việt Nam. Mọi dự đoán ở thời điểm này chỉ dựa trên những bài học sẵn có từ thị trường và cần chờ đợi xem Bkav sẽ công bố những điều gì trong ít ngày tới.
"Đối chiếu với dải sản phẩm mà các hãng lớn sẽ tung ra thị trường từ nay đến cuối năm, khó có cơ hội nào cho smartphone của Bkav", ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc hệ thống Mai Nguyên nhận định.
Theo các nhà bán lẻ thì, Bphone còn quá mới mẻ và chưa đủ uy tín để cạnh tranh với các dòng sản phẩm tầm trung và cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng, và đặc biệt trong những tháng sắp tới các hãng lớn như, Sony, Samsung, LG,..đang dục dịch cho ra những sản phẩm mới đánh vào cả phân khúc tầm trung và cao cấp. Bên cạnh đó, phải nhắc nhiều đến thói quen mua hàng online của người dùng tại Việt Nam, người dùng vẫn chưa quen mua hàng trực tuyến, nhất là những sản phẩm giá cao, mà họ cần trực tiếp trải nghiệm. Người mua hàng không sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua online một sản phẩm mà họ chưa có nhiều thông tin, họ sẽ đợi đánh giá từ cộng đồng mạng những người đã mua, đã dùng và trải nghiệm sản phẩm trước.
Kể cả Xiaomi, Huawei cũng chưa từng thành công tại Việt Nam với phương thức bán hàng trực tuyến. Tôi không tin Bkav làm được.Cùng quan điểm với ông Nguyên, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Giám đốc ngành hàng di động của Thế Giới Di Động cũng cho rằng, Bkav khó có thể là một "Xiaomi của Việt Nam". Bởi lẽ, Xiaomi hay nhiều hãng điện thoại khác thành công khi bán hàng online tại Trung Quốc là nhờ kinh doanh những sản phẩm giá rẻ hoặc tầm trung. Trong khi đó, Bkav lại muốn định vị Bphone ở nhóm cao cấp - phân khúc kén người mua và doanh thu không cao ở Việt Nam.
"Xiaomi, Huawei từng liên hệ với các kênh bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam, nhưng họ cũng không thể làm được điều tương tự tại Trung Quốc. Ngay cả với hệ thống Thế Giới Di Động, chúng tôi cũng bán hàng online nhưng doanh số từ kênh này rất ít ỏi nếu so với lượng máy bán ra từ hệ thống cửa hàng", ông Hiểu Em chia sẻ.
Các con số thống kê tại Việt Nam cho thấy, Bphone đang chọn phân khúc kén người mua và mức độ cạnh tranh cao. Ảnh: GfK.
Làm Bphone không phải để kiếm tiền?
Với những gì đã và đang thể hiện, Bkav cho thấy một sự tự tin cao đối với sản phẩm của mình. Dưới góc nhìn của các nhà bán lẻ tại Việt Nam, Bphone có thể là sản phẩm không nhằm mục đích kiếm doanh thu.
Theo ông Nguyễn Anh Văn, chủ hệ thống Cellphone S, BKAV không chọn cách bán hàng truyền thống cũng là một lựa chọn khôn ngoan. Với hình thức bán online, họ có thể chủ động được nguồn hàng. Trong khi đó, nếu chọn cách phân phối đến các đại lý, Bkav sẽ phải dự trù tình huống tồn kho với số lượng lớn nếu người dùng không mặn mà với Bphone. Nhiều khả năng Bphone sẽ chỉ được bán ra với số lượng rất ít.
"Có thể Bphone chỉ là một sản phẩm để làm thương hiệu. Giá bán dự kiến 13 triệu đồng chỉ mang ý nghĩa tạo hình ảnh hơn là doanh số. Tôi cho rằng Bkav về sau sẽ tung thêm nhiều mẫu thấp hơn với giá hợp lý hơn. Lúc đó, có thể họ sẽ chọn cách bán online song song với bán ở cửa hàng để kiếm lợi nhuận", ông Văn nhận định.
Dự đoán về khả năng thành công của Bphone, đại diện các nhà bán lẻ trên đều khá dè dặt và cho rằng, Bkav cần có một cách tiếp cận khác biệt, trẻ trung hơn mà chưa hãng nào từng làm ở Việt Nam. Mọi dự đoán ở thời điểm này chỉ dựa trên những bài học sẵn có từ thị trường và cần chờ đợi xem Bkav sẽ công bố những điều gì trong ít ngày tới.